Trong kỹ thuật sơn PU, kể cả các thợ sơn mới vào nghề đến các thợ PU nhiều kinh nghiệm đôi khi cũng gặp một số lỗi khi thi công sơn PU. Các lỗi này đôi khi thuộc về kỹ thuật sơn, do sơn hoặc đến từ tay nghề còn yếu dẫn đến xảy ra lỗi trong quá trình thi công sơn mà chúng ta không tìm ra được hướng giải quyết. Nắm bắt được những khó khăn đó, Sơn gỗ cao cấp opec paint xin trình bày tổng hợp tất cả những lỗi thường gặp trong quy trình sơn PU và phương pháp khắc phục để các bạn dễ dàng khắc phục sản phẩm một cách nhanh nhất.
Hiện tượng: Màng sơn có nhiều vết nứt khi khô.
Nguyên nhân:
- Lớp lót hay lớp bã chưa khô, lớp lót sơn quá dày, sau khi sơn phủ dễ bị nứt.
- Sử dụng dung môi khác hệ hay nhiều nhà cung cấp khác nhau.
- Sản phẩm chưa đủ thời gian hồi ẩm đã gia công phun sơn.
Phương pháp khắc phục:
- Khi sơn lót 1TP, phủ 2TP. Lớp phủ ngoài sẽ làm sống lại lớp lót.
- Giữa các lớp sơn nên để thời gian khô đảm bảo mới sơn lớp kế tiếp, không nên sơn quá dày.
- Nên sử dụng dung môi cùng hệ hay một nhà cung cấp.
- Cần để gỗ có thời gian hồi ẩm sau khi sấy (độ ẩm ổn định khoảng 12 -> 14%).
- Cần phải sơn lót, sơn phủ cùng một hệ hoặc sơn lót 2TP, phủ 1TP.
Hiện tượng: Màng sơn có nhiều vết nứt khi khô
Nguyên nhân:
- Trong sơn có bong bóng khí.
- Pha dư chất đóng rắn.
- Phun lớp dưới chưa khô đã phun lớp kế tiếp, phun quá nhiều lớp chồng lên nhau.
Phương pháp khắc phục:
- Các ghim gỗ quá sâu không sử dụng bã lau mà phun quá dày.
- Sau khi khuấy trộn để tan bọt rồi mới sử dụng.
- Pha đúng tỷ lệ nhà cung cấp.
- Phải để cho lớp dưới khô hoàn toàn rồi mới phun lớp kế tiếp, đối với lớp sơn phủ nên phun độ dày khoảng 40 -> 50 micromet (tương đương 2 -> 3 pad)
- Đối với sản phẩm có lỗ ghim sâu ta nên sơn màng sơn mỏng, không nên sơn quá dày.
Màng sơn có hiện tượng vẩn đục, màu trắng sữa
Hiện tượng: Màng sơn có hiện tượng vẩn đục, màu trắng sữa.
Nguyên nhân
- Không khí quá ẩm, làm hơi nước thấm vào màng sơn.
- Chất dung môi pha loãng bay hơi quá nhanh.
- Trong khí nén có hơi nước.
Phương pháp khắc phục
- Chú ý điều kiện không khí, thêm chất chống biến trắng khi nhiệt độ thấp hơn 20oC.
- Lựa chọn dung môi pha loãng phù hợp với nhiệt độ thời tiết.
- Không khí nén phải qua bộ lọc loại bỏ nước và dầu.
Hiện tượng: Có những vết nhăn, xù xì như làn sóng trên bề mặt màng sơn.
Nguyên nhân
- Sơn không đều tay chỗ dày, chỗ mỏng, màng sơn bị nhăn thường thấy ở những chỗ quá dày.
- Sơn quá đặc.
Phương pháp khắc phục:
- Do khi phun lượng sơn ra nhiều nhưng ít gió.
- Sơn phải đều tay, màng sơn phải mỏng đều.
- Pha lại độ nhớt theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp.
- Điều chỉnh lại lượng gió súng phun cho hợp lý.
Hiện tượng: Màng sơn bong tróc trên bề mặt sản phẩm
Nguyên nhân:
- Bề mặt sản phẩm chuẩn bị không tốt còn dầu mỡ, nước, bụi bẩn bám vào hoặc lớp sơn cũ cạo không sạch.
- Bản thân gỗ còn quá nhiều dầu.
- Pha nhiều chất đóng rắn.
- Sơn sử dụng không đúng hệ dung môi.
- Xả nhám không kỹ giữa các lớp.
- Pha hỗn hợp sơn để quá lâu.
- Hệ màu pha không tương thích với sơn
Phương pháp khắc phục:
- Trước khi sơn phải chuẩn bị thật tốt bề mặt sản phẩm.
- Dùng dung môi rửa dầu trước khi dùng chất chống tươm dầu.
- Pha theo tỷ lệ nhà cung cấp đưa ra.
- Phải sử dụng dung môi theo chỉ dẫn đúng nhà cung cấp, nên sử dụng sơn một nhà cung cấp.
- Nên xả nhám kỹ giữa các lớp.
- Hỗn hợp pha sơn phải sử dụng liền, tránh để lâu quá 6h.
- Sử dụng màu pha và sơn cùng hệ tương thích.
Hiện tượng: Màng sơn sau khi sơn bị chảy trên bề mặt
Nguyên nhân
- Phun sơn trên bề mặt quá dày.
- Pha sơn quá loãng.
Phương pháp khắc phục:
- Khi sơn để súng phun quá gần với sản phẩm.
- Phải sơn độ dày thích hợp.
- Nên pha sơn theo đúng tỷ lệ nhà cung cấp, kiểm tra độ nhớt trước khi sơn.
- Để đúng khoảng cách giữa súng phun và sản phẩm được phun (20 -> 25cm).
Hiện thượng: Màng sơn sau khi phun bị nhám đều trên bề mặt
Nguyên nhân:
- Khi sản phẩm bị ướt các hạt sơn thường bị táp trên bề mặt.
- Môi trường sơn bụi, sản phẩm trước khi sơn phủ mặt không vệ sinh sạch bụi.
- Khoảng cách súng phun quá xa.
Phương pháp khắc phục:
- Khi sơn sản phẩm mờ, pad cuối cùng ta nên sơn từ phía trong ra ngoài để hơi không táp lên chỗ đã sơn.
- Vệ sinh phòng sơn và sản phẩm trước khi sơn phủ mặt.
- Điều chỉnh khoảng cách súng phun đúng kỹ thuật từ: 20 ->25cm.
Hiện tượng: Màng sơn sau khi phun bị vẩn bụi trên bề mặt
Nguyên nhân:
- Môi trường sơn bụi, phòng sơn không kín, có nhiều luồng gió tự nhiên từ bên ngoài thổi vào.
- Chà nhám trong phòng sơn gần với nơi phun phủ mặt.
Phương pháp khắc phục:
- Phòng sơn phải được vệ sinh sạch sẽ, phòng sơn nên kín, tránh các luồng gió tự nhiên từ bên ngoài thổi vào.
- Phòng sơn phủ mặt phải ngăn cách với nơi chà nhám.
Hiện tượng: Màng sơn sau khi phun bị ướt
Nguyên nhân:
- Khi phun sơn PU dùng thiếu chất đóng rắn.
- Chất đóng rắn không đảm bảo chất lượng hay hết hạn sử dụng.
- Dùng dung môi yếu, không tan được chất đóng rắn.
Phương pháp khắc phục:
- Sử dụng sơn pha chất đóng rắn đúng như tỷ lệ của nhà cung cấp.
- Kiểm tra hạn sử dụng trước khi pha chế, bảo quản đậy nắp thùng kín sau khi sử dụng.
- Nên sử dụng dung môi cùng hệ hay cùng nhà cung cấp.
Hiện tượng: Màng sơn sau khi phun bị loang màu trên bề mặt
Nguyên nhân:
- Khi thực hiện lớp stain màu chưa khô đã phun lớp phủ lên bề mặt.
- Trong khí nén còn nhiều chất dầu, nhớt chưa được lọc sạch.
Phương pháp khắc phục:
- Đối với gỗ sử dụng phương pháp nhúng màu.
- Để cho lớp stain màu khô rồi mới thực hiện lớp sơn phủ, khi sơn phủ không nên sơn nhiều pad liền.
- Khí nén phải được qua bình lọc loại bỏ hết chất dầu của máy nén hơi.
- Sử dụng phụ gia cầm màu (chất cầm màu)
Hiện tượng: Bề mặt không phẳng , lồi lõm như vỏ cam
Nguyên nhân:
- Dung môi bay hơi quá nhanh làm màng sơn không đủ thời gian để căng mặt
- Phun hơi quá mạnh
- Vấn đề kỹ thuật khi phun phủ và điều chỉnh sung phun lượng khí quá nhiều, khoảng cách quá xa
- Nhà xưởng có nhiệt độ quá cao, khô rắn quá nhanh
- Dùng súng phun thổi khô bề mặt phủ, sơn không lan tỏa đầy đủ
- Sơn pha quá đặc, hoặc một phần phun quá dày
- Sơn không khuấy đều và lượng sơn chưa tan hết khi thi công
Phương pháp khắc phục
- Súng phun phải luôn giữ gìn trong trạng thái tốt, thuần thục sử dụng và điều chỉnh súng phun.
- Cải thiện nhiệt độ trong môi trường phủ sơn.
- Sử dụng đúng chất pha loảng để sơn.
- Điều chỉnh độ keo dính của chất sơn thích hợp, quá cao hoặc quá thấp đều không tốt.
- Trước khi phủ sơn, chất sơn cần khuấy trộn đều.
- Phòng tránh có gió lớn lúc phủ sơn.
- Chọn chất sơn có tính chảy bằng tương đối tốt
Trên đây là hầu hết các lỗi thường gặp trong kỹ thuật sơn pu và cách khắc phục. Sơn gỗ opecpaint sẽ tiếp tục cập nhật thêm các lỗi nếu thấy các bạn còn nhiều thắc mắc cũng như hướng dẫn cách khắc phục. Nếu có bất kỳ khó khăn gì vui lòng liên hệ 0906 419 397 (Mr.Son_Trưởng phòng kỹ thuật) hoặc gửi thông tin qua Website: opecpaint.com.vn, đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ giúp bạn. Chúc các bạn tạo ra những sản phẩm hoàn hảo!
0236 3 721 219
5 CÁCH BẢO QUẢN CÁC SẢN PHẨM...